Thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn Thông tin 26 đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp thiết thực, tạo được sự chuyển biến rõ nét về công tác xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật (XDCQ, QLKL), góp phần để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chi tiếtKể từ khi ra số báo đầu tiên vào ngày 15-7-1965 đến nay, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Báo Phòng không - Không quân (PK-KQ) luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Quân đội nói riêng.
Chi tiếtCông trình “Khu vui chơi cho thiếu nhi” do Đoàn cơ sở Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 phối hợp với Đoàn xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trao tặng thôn Hữu Lễ 1, thực sự làm ấm lòng bà con giáo dân nơi đây. Qua đó, góp phần củng cố, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân giữa Trung đoàn 923 với địa phương nơi đóng quân.
Chi tiếtNhững ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp đến với Sư đoàn 365, khi đơn vị đang tổ chức các hoạt động hướng về kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Sư đoàn (21-6-1966 / 21-6-2023). Đến đâu, chúng tôi cũng nhận thấy không khí thi đua sôi nổi và ý chí quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ trong từng hoạt động.
Chi tiếtThực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW ngày 9-4-2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới” (Chỉ thị 154), trong 15 năm qua, Nhà máy A29 đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực.
Chi tiếtSư đoàn 365 đóng quân, thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi rộng, có nhiều phân đội, bộ phận lẻ ở vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức của một số chiến sĩ còn hạn chế và chưa đồng đều... điều này phần nào ảnh hưởng đến công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội. Trước thực tế đó, Sư đoàn đã triển khai mô hình “Mỗi tuần một tình huống tư tưởng” nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước và các quy định của đơn vị cho cán bộ, chiến sĩ.
Chi tiếtĐể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; ngày 22-5-2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 1674/QĐ-BQP về việc tổ chức lại Đoàn Tên lửa 64 thành Trung đoàn Tên lửa 64 thuộc Sư đoàn Phòng không 361, trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 5 Pháo tự hành ZSU23-4, Tiểu đoàn Tên lửa 172 vào Đoàn Tên lửa 64. Ngày 18-12-2013, Trung đoàn đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập.
Chi tiếtTrong những năm qua, Sư đoàn 370 luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, góp phần tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chi tiếtVừa qua, Lữ đoàn Thông tin 26 đã tổ chức Tọa đàm “Cán bộ, sĩ quan trẻ (CB, SQT) vững ý chí, trọn niềm tin, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Tình cảm, trách nhiệm, sự kỳ vọng mà chỉ huy Lữ đoàn gửi gắm vào thế hệ trẻ, cùng những tâm tư, tình cảm, sự quyết tâm cao của CB, SQT được thể hiện qua những ý kiến tâm huyết, đã khiến buổi Tọa đàm trở thành diễn đàn tư tưởng bổ ích, góp phần tạo niềm tin, động lực để CB, SQT phấn đấu, trưởng thành.
Chi tiếtVới tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ đầu những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta đã chú trọng xây dựng lực lượng phòng không để đối phó với không quân Pháp. Sau một loạt thất bại và bị thua đau ở Chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, thực dân Pháp ngày càng điên cuồng dùng máy bay oanh tạc vào các lực lượng và ném bom tàn sát đồng bào ta ở nhiều địa phương. Đứng trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra đối với Quân đội ta là phải có lực lượng phòng không đủ mạnh để đánh máy bay địch, bảo vệ đội hình chiến đấu, bảo vệ các tuyến giao thông và bảo vệ nhân dân, đó là yêu cầu khách quan và bức thiết của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chi tiếtNhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Bộ đội Pháo cao xạ (1-4-1953/1-4-2023), vừa qua, Quân chủng đã tổ chức Đoàn công tác về làm công tác dân vận tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - đây là nơi mà cách đây 70 năm, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 được thành lập. Từ những việc làm thiết thực như trao tiền hỗ trợ địa phương củng cố thiết chế văn hóa, hỗ trợ xây dựng “Nhà đại đoàn kết”; tặng quà, tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân… đã góp phần chia sẻ khó khăn với bà con, kết nối tình quân dân thêm bền chặt.
Chi tiếtCách đây 70 năm, trước yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 1-4-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367 (Trung đoàn Pháo cao xạ đầu tiên của Quân đội ta), biên chế ban đầu gồm 6 tiểu đoàn với 2.700 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 350 đảng viên).
Chi tiếtTrước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 047 thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không và 2 trung đoàn cần vụ đối không mang phiên hiệu 260 và 290. Từ đó, ngày 21-3 trở thành Ngày truyền thống Trung đoàn. Ngày 1-3-1959, tại Gia Lâm, Hà Nội, toàn thể cán bộ, chiến sĩ tập trung đông đủ tại doanh trại để làm lễ thành lập Trung đoàn Ra đa 290. Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý vùng trời từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng. Sông Mã trở thành giới tuyến chiến đấu và cũng từ đó Trung đoàn Ra đa 290 được mang tên là Đoàn Sông Mã.
Chi tiếtCuối năm 1992, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không điều động Tiểu đoàn Kho 286 từ Yên Bái cơ động về tiếp quản doanh trại tại khu vực xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Tp. Hà Nội). Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong thời kỳ mới; thực hiện nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất VKTBKT mang tính chiến lược của Quân đội, ngày 20-3-1993, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không ban hành Quyết định số 148/QĐ-PK về việc thành lập Kho K286 trực thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không.
Chi tiếtThực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và chủ trương của Tổng Quân ủy, ngày 21-3-1958, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 48/NĐ thành lập 4 Trung đoàn cao xạ dã chiến thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, trong đó có Trung đoàn 224 (Đoàn Tô Vĩnh Diện); ngày 21-3 trở thành Ngày truyền thống của Trung đoàn 224. Tiền thân của Trung đoàn là Tiểu đoàn 394, một trong 6 tiểu đoàn của Đoàn 367 đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954. Đúng 14 giờ ngày 1-5-1958, Lễ công bố quyết định thành lập được diễn ra trang trọng tại Phố Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chi tiếtNăm 2023, Tiểu đoàn Huấn luyện chiến sĩ mới, Sư đoàn 361 được giao tiếp nhận, quản lý, huấn luyện các chiến sĩ mới (CSM) đến từ nhiều địa phương khác nhau. Để CSM vượt qua những khó khăn ban đầu và nhanh chóng yên tâm học tập, rèn luyện, cấp ủy, chỉ huy Tiểu đoàn đã có nhiều chủ trương, biện pháp phù hợp, hiệu quả và quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện CSM năm nay.
Chi tiếtCùng với sự ra đời của các lực lượng vũ trang trong cả nước, ngày 7-7-1957, tại Trại Rạ, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) là ngày hội quân để thành lập Trung đoàn mới. Ngày 21-3-1958, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Anh ký Nghị định số 048/NĐ thành lập 4 Trung đoàn pháo cao xạ dã chiến mới với phiên hiệu E218; E224; E214 và E228. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời trong quá trình hình thành và phát triển của Trung đoàn PPK 228.
Chi tiếtNhờ triển khai thực hiện nhiều biện pháp quản lý tư tưởng đồng bộ, hiệu quả, Sư đoàn 365 đã giúp các chiến sĩ mới (CSM) nhanh chóng hòa nhập với môi trường quân ngũ, gắn bó với đơn vị, có quyết tâm cao để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Chi tiết