Tính đến nay, các thành viên trong Ban Biên tập Báo Phòng không - Không quân (PK-KQ) hầu hết đã được tới Trường Sa. Người nhiều thì vài ba lần, trên máy bay, còn hầu hết mới chỉ được một lần, bằng tàu biển. Và dù bằng phương tiện nào thì tác nghiệp ở Trường Sa cũng để lại những dấu ấn sâu đậm, thiêng liêng nhất trong đời làm báo…
Chi tiếtĐể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền trong giai đoạn mới, ngày 26/5/2016 Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp “Giấy phép số 272/CP-BTTTT” cho phép Báo Phòng không-Không quân (PK-KQ) thiết lập Báo PK-KQ điện tử, qua đó góp phần tạo nên kênh thông tin, tuyên truyền quan trọng, hữu hiệu, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK-KQ nói riêng.
Chi tiếtĐối với Học viện PK-KQ, đã từ rất lâu, Báo Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã chiếm trọn niềm tin và trở thành người bạn thân thiết của cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong Học viện.
Chi tiếtẤy là năm 2002 tôi nhận được quyết định về công tác tại Báo Phòng không-Không quân (PK-KQ). Khi đó, tôi đang là nhân viên Ban Chính trị Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Trước đó tôi đã có quá trình bốn, năm năm cộng tác thường xuyên với Tờ tin PK-KQ và đã lọt vào “tầm ngắm” của cán bộ Phòng Tuyên huấn Quân chủng. Đại tá Nguyễn Kim Sơn, khi ấy là Trưởng Phòng Tuyên huấn, trong chuyến vào công tác tại Sư đoàn 377 có tìm hỏi về tôi với ý định lấy về Tờ tin PK-KQ nhưng khi đó tôi lại vừa ra Trường Sa công tác. Hai năm sau, tôi trở lại làm việc tại Ban Chính trị.
Chi tiết