Lần này về Sân bay Cần Thơ công tác, tôi rất bất ngờ khi gặp lại Thiếu tá CN Nguyễn Thị Thúy Dương - Nhân viên Ban Chính trị Trung đoàn 917. Nhìn gương mặt chị ngời ngời hạnh phúc, khác hẳn dáng vẻ của mấy năm về trước khi tôi gặp chị ở Phòng Chính trị Sư đoàn 370. Đọc được những thắc mắc trong tôi, chị Dương cười “bật mí”: “Chúng em đã có cháu rồi chị ạ. Một bé trai khỏe mạnh và rất hiếu động”. Rồi chị Dương nói thêm: “Đơn vị chồng em chuyển về Sân bay Cần Thơ nên mẹ con em cũng xin cấp trên được “di cư” theo”.
Chi tiếtDáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ thương, giọng hát nữ cao, trong sáng; thí sinh Đỗ Thị Hoài Ngọc, sinh năm 2006, đến từ TP. Hải Phòng đang là một trong những ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu “ngôi vương” trong Chương trình “Giọng hát Việt nhí 2017” do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, đang được phát sóng trên Kênh VTV3 vào tối thứ 7 hằng tuần.
Chi tiếtTôi sinh ra và lớn lên trên quê hương Quế Võ (Bắc Ninh), từ nhỏ đã ấp ủ ước mơ một ngày được trở thành anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Cả một thời niên thiếu, bên con sông Cầu uốn lượn, tôi đã cùng bạn bè say sưa chơi trò tập trận. Đặc biệt, mỗi khi được nghỉ phép về thăm gia đình, chú tôi thường mang trên mình bộ quân phục, trên đầu đội chiếc mũ mềm có gắn ngôi sao lấp lánh màu đỏ. Tôi ưỡn ngực và nắm vạt áo chú đi trong sự ngưỡng mộ, ghen tị của lũ bạn trong xóm. Cứ thế mơ ước được làm anh bộ đội lớn dần lên.
Chi tiếtBa tôi là Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Lan. Ông được nhiều người biết đến với tư cách là phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trong trận không chiến ngày 3-4-1965; nhưng đời thường ba tôi lại rất gần gũi, giản dị.
Chi tiếtMột lần đến thăm gia đình Đại úy Nguyễn Công Chính - Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 178, Trung đoàn 282 (Sư đoàn 375) tại xóm 13, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tôi được chứng kiến cuộc sống gia đình anh, đồng thời nghe anh kể về sự hi sinh của bà Đặng Thị Hà - mẹ anh. Tôi cảm nhận được tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn sâu nặng của anh đối với mẹ mình.
Chi tiếtPhải quanh co hỏi thăm một lúc tôi mới tìm được căn nhà cấp 4 của vợ chồng Thiếu tá Lê Thị Minh Huệ (Giảng viên Khoa CTĐ, CTCT) và Thiếu tá Võ Việt Hà (Giảng viên Khoa Dẫn đường - Khí tượng) nằm sâu trong con ngõ nhỏ tại Khu tập thể Học viện PK-KQ thuộc địa bàn xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Bên chén trà nóng vừa pha để tiếp khách, chị Huệ đã kể lại câu chuyện tình yêu của anh chị cách đây gần 20 năm.
Chi tiếtNhỏ nhắn, duyên dáng trong bộ quân phục gọn gàng, Thượng úy CN Hoàng Hồng Thanh - Nhân viên Sưu tầm hiện vật (Bảo tàng PK-KQ) trông khá trẻ so với tuổi 40 của chị. Đang hào hứng kể cho tôi nghe những công việc bộn bề trước thềm Triển lãm “Bộ đội PK-KQ với công tác thương binh, liệt sĩ”, đôi mắt người mẹ 2 con bỗng thẫm lại, chất chứa nỗi niềm khi nhắc đến tình yêu và hạnh phúc mà mình từng có với người chồng chị hết mực yêu thương. Anh là Đại tá Hoàng Lại Long - nguyên Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371), người đã anh dũng hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Chi tiếtLần lữa mãi rồi tôi cũng vượt gần 600 km đến thăm anh bạn từ thuở hàn vi. Ngôi nhà cấp 4 của vợ chồng Trần Đình Hải khang trang nằm giữa không gian yên tĩnh của xóm đạo xã Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa. Vừa gặp, vợ Hải đã đon đả: “Sao lâu thế anh, nghe tin anh lên chơi, vợ chồng em chờ từ chiều tới giờ, cơm canh nguội hết rồi”.
Chi tiếtĐêm giao lưu văn nghệ tại Lữ đoàn 918, khán giả cổ vũ nhiệt tình cho tiết mục hát đơn ca múa phụ họa của Hải Hường - Quỳnh Anh. Mọi người vẫn thường khen đây là một cặp trời sinh bởi chồng thì hát hay, vợ lại múa dẻo.
Chi tiếtTôi gặp vợ chồng Thiếu tá CN Nguyễn Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban sưu tầm hiện vật (Bảo tàng PK-KQ) khi họ vừa kết thúc chuyến du lịch các tỉnh miền Tây Nam bộ nhân dịp nghỉ Lễ 30-4 và 1-5. Nhìn gương mặt Hạnh dẫu có sạm màu nắng gió vẫn ngời lên niềm hạnh phúc, tôi nói vui: “Nghỉ Lễ kiểu này mới bõ công chứ. Vừa ngao du ngắm cảnh non nước hữu tình, vừa có dịp hâm nóng tình yêu của tuổi trung niên, nhất các bạn đấy!”. Hạnh chỉ tủm tỉm cười, còn anh Nguyễn Duy Phong - Chồng Hạnh thì thật thà bộc bạch: “Thật ra, đây là chuyến “Trăng mật… muộn” em “đền” nhà em sau 30 năm quen biết, yêu thương rồi nên vợ, nên chồng, tạo dựng hạnh phúc đấy chị ạ!”.
Chi tiếtTôi tình cờ gặp Thiếu tá Nguyễn Đức Cảnh - Chính trị viên Tiểu đoàn 183 trong một lần về Trung đoàn 213 (Sư đoàn 363) công tác. Anh nhanh chóng gây ấn tượng với tôi bằng chính sự dí dỏm, thông minh rất… lính. Đồng đội của anh mách nhỏ tôi: “Nhờ hài hước mà anh ấy rước được vợ đẹp đấy chị ạ!”.
Chi tiếtTrong một lần về công tác tại Tiểu đoàn 4 - Học viện PK-KQ, tôi tình cờ ghi lại được câu chuyện tình yêu của vợ chồng Trung tá Hà Thanh Bình, Phó Tiểu đoàn trưởng. Và điều đặc biệt chính là việc anh chị nên duyên nhờ chiếc xe đạp.
Chi tiếtSinh năm 1977 tại huyện Phù Cừ (Hưng Yên) - với vẻ bề ngoài nho nhã, hiền lành, thế mà chẳng hiểu sao đã bước sang tuổi "băm" mà Thượng úy Phạm Văn Dự vẫn chưa có nổi một “mảnh tình vắt vai”. Thế nhưng, chuyện tình duyên lại đến với anh rất tình cờ. Trong lần dẫn bộ đội xuống nhà dân tắm nhờ, anh đã gặp và đem lòng yêu thương cô thôn nữ Triệu Thị Phương Thúy.
Chi tiếtVề Cao nguyên Mộc Châu, đến với Trạm Ra đa 35, Trung đoàn 293 (Sư đoàn 361), chúng tôi được cán bộ, chiến sĩ nơi đây kể cho nghe những câu chuyện tình thật đẹp, thật hy hữu của 3 chàng lính trẻ với 3 cô giáo trong một gia đình.
Chi tiếtNăm 2008, tôi hoàn thành khóa đào tạo văn bằng 2 tại Học viện Chính trị và được cấp trên bổ nhiệm làm Chính trị viên phó Đại đội 20, Trung đoàn 263 (Sư đoàn 367), còn anh Đào Ngọc Tuấn là Chính trị viên Đại đội. Một thời gian sau, tôi chuyển công tác đến Đại đội 1, Tiểu đoàn 44, Trung đoàn 263. Mặc dù chỉ công tác cùng anh thời gian ngắn, nhưng anh đã để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về người cán bộ luôn tận tâm với đơn vị, có trách nhiệm với gia đình, đồng chí, đồng đội. Mỗi khi rảnh rỗi chúng tôi lại tâm sự với nhau về cuộc sống riêng. Tôi nhớ nhất là câu chuyện tình yêu và hành trình đắp xây tổ ấm của vợ chồng anh.
Chi tiếtĐã tròn 15 năm gắn bó với mảnh đất quanh năm bời bời cát trắng, cho đến tận bây giờ, Trung tá Lê Trần Kiên - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bảo đảm Kỹ thuật Sân bay Chu Lai (Sư đoàn 372) vẫn không quên được những ngày đầu gian khó. Nhưng có lẽ cũng nhờ sự gian khó ấy mà anh đã trồng được trái ngọt tình yêu trên vùng đất cát.
Chi tiếtTốt nghiệp Học viện PK-KQ năm 2009, Thiếu úy Nguyễn Văn Tuấn được biên chế về Trạm Ra đa 12, Trung đoàn 290 (Sư đoàn 375). Ngày đầu mới lên “phố núi” nhận công tác, Tuấn không nghĩ mình sẽ gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Ấy vậy mà, qua thời gian, chính mảnh đất này đã mang tình yêu và niềm hạnh phúc đến với anh. Bây giờ, gia đình nhỏ của anh đang định cư ở phường Thống Nhất, thành phố Pleiku.
Chi tiếtNăm 1998, tốt nghiệp Học viện Chính trị Quân sự, tôi về nhận công tác tại Tiểu đoàn Huấn luyện thuộc Sư đoàn 371. Là cán bộ chính trị, đã 28 năm tuổi đời, 11 năm tuổi quân nhưng vốn liếng về tình yêu của tôi vẫn là con số không tròn trĩnh. Thấy bạn bè cùng trang lứa hầu hết đã yên bề gia thất, đôi lúc tôi cũng thấy chạnh lòng.
Chi tiết